Phân loại trên số thực Khoảng (toán học)

Các khoảng của trên tập hợp số thực thuộc một trong 11 loại sau:

  1. ( a , b ) = { x | a < x < b } {\displaystyle (a,b)=\{x\,|\,a<x<b\}}
  2. [ a , b ] = { x | a ≤ x ≤ b } {\displaystyle [a,b]=\{x\,|\,a\leq x\leq b\}}
  3. [ a , b ) = { x | a ≤ x < b } {\displaystyle [a,b)=\{x\,|\,a\,\leq x<b\}}
  4. ( a , b ] = { x | a < x ≤ b } {\displaystyle (a,b]=\{x\,|\,a<x\leq b\}}
  5. ( a , ∞ ) = { x | x > a } {\displaystyle (a,\infty )=\{x\,|\,x>a\}}
  6. [ a , ∞ ) = { x | x ≥ a } {\displaystyle [a,\infty )=\{x\,|\,x\geq a\}}
  7. ( − ∞ , b ) = { x | x < b } {\displaystyle (-\infty ,b)=\{x\,|\,x<b\}}
  8. ( − ∞ , b ] = { x | x ≤ b } {\displaystyle (-\infty ,b]=\{x\,|\,x\leq b\}}
  9. ( − ∞ , ∞ ) = R {\displaystyle (-\infty ,\infty )=\mathbb {R} } chính là tập tất cả các số thực
  10. { a } {\displaystyle \{a\}}
  11. ∅ {\displaystyle \varnothing } tập rỗng

Với a và b là các số thực, và a < b; chúng được gọi là các đầu mút của khoảng.

Như vậy ngoặc vuông [ hoặc ] có nghĩa rằng đầu mút đó được bao hàm trong khoảng, trong khi ngoặc (hoặc) có nghĩa ngược lại. Để biết thêm thông tin về ký hiệu trên, xem lý thuyết tập hợp ngây thơ (Naive set theory).

Các khoảng thuộc các loại (1), (5), (7), (9) và (11) được gọi là các khoảng mở (vì chúng là các tập mở. Các khoảng thuộc các loại (2), (6), (8), (9), (10) và (11) được gọi là các khoảng đóng (vì chúng là các tập đóng. Các khoảng thuộc loại (3) và (4) đôi khi được gọi là các khoảng nửa-đóng (hoặc nửa-mở). Lưu ý rằng các khoảng (9) và (11) vừa mở vừa đóng, điều đó không giống với nửa-đóng và nửa-mở.

Các khoảng (1), (2), (3), (4), (10) và (11) được gọi là các khoảng bị chặn hay khoảng đóng, và các khoảng (5), (6), (7), (8) và (9) là các khoảng không bị chặn hay khoảng mở.

Độ dài của các khoảng đóng (1), (2), (3), (4) là b − a {\displaystyle b-a} tương ứng cho mỗi trường hợp.

Khoảng đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết về tích phân, vì chúng là các tập hợp đơn giản nhất với "kích thước", "độ đo" (measure) hay "độ dài" dễ định nghĩa. Khái niệm độ đo có thể được mở rộng cho các tập phức tạp hơn, dẫn đến độ đo Borel và cuối cùng là độ đo Lebesgue.

Trong tô pô học, thì khái niệm khoảng được mở rộng thành khái niệm tập mở. Khái niệm "tập mở" cũng là một trong những khái niệm nền tảng của tô pô học.